ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

316 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 1611

  • Tổng 10.203.334

HUYỆN LỆ THỦY, QUẢNG BÌNH

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Lệ Thủy là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Phía nam giáp huyện Vĩnh Linh (thuộc tỉnh Quảng Trị), phía bắc giáp huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông giáp Biển Đông.

GT_1_05_8_2013.jpg
Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy

Diện tích tự nhiên 1.416,11 km2, có 36.545 hộ với 141.380 nhân khẩu (Năm 2012), mật độ dân số 99,8 người/ km2, có hai dân tộc chính là Kinh và Vân Kiều. Đây là quê hương của Sùng Nham hầu Dương Văn An,  Kim tử Vinh Lộc Đại phu Đặng Đại Lược, Thạc Đức hầu Đặng Đại Độ, Sư bảo Nguyễn Đăng TuânVũ Đăng PhươngĐại tướngVõ Nguyên GiápTổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Lệ Thủy nổi tiếng với sông Kiến Giang, khu nghỉ mát suối nước khoáng Bang, văn hóa đặc trưng Hò khoan Lệ Thủy, trong đó có điệu hò khoan chèo đò, hò giã gạo. Hằng năm, vào ngày 2 tháng 9, nơi đây diễn ra đua thuyền truyền thống trên sôn Kiến Giang và các Lễ hội nội bộ của một số xã như: Dương Thủy, Sen Thủy, Sơn Thủy... TrongChiến tranh Việt Nam, nơi đây là chiến trường ác liệt với mật độ bom rải thảm của Không quân Mỹ với mật độ dày đặc.

Lệ Thủy các các di tích lịch sử nổi bật Chùa An Xá ở Lộc Thủy, Miếu Thần Hoàng ở Tân Thủy, Miếu An Sinh ở Văn Thủy.

GT_2_05_8_2013.jpg
Miếu An Sinh ở Văn Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình

GT_3_05_8_2013.jpg
Chùa An Xá ở Lộc Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình

GT_4_05_8_2013.jpg
Lễ hội văn hóa cấp tỉnh: Bơi đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang

Địa hình của huyện đồng bằng, ven biển hẹp và thấp, độ cao dưới 10 mét; sát biển có các dải cát cao 2 - 3 mét đến 50 mét, độ dốc lớn. Phía Tây đồi núi thấp, đỉnh cao nhất Thu Lu 925 mét; Sông lớn có Kiến Giang, Long Đại và nhiều sông, suối nhỏ: Rào Chân, Linh Giang, Khe Tích, Sông Thác Cốc...Có đường Quốc lộ 1A; Quốc lộ 15A, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông và nhánh Tây, có đường sắt Bắc - Nam đi qua suốt chiều dài của huyện; 02 đường tỉnh lộ 10 và 16 đi ngang nối các Quốc lộ; huyện có 8 tuyến đường nội huyện dài 97Km, 28/28 xã thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã; phủ sóng điện thoại đến 28 xã, thị trấn, 16 xã có điểm Bưu điện văn hóa xã; Tổng số chợ trên địa bàn 28 cái, trong đó chợ thị trấn 03 cái, chợ xã 25 cái. Lệ Thủy có chùa Hoằng Phúc (Còn gọi là Chùa Quan) xây dựng từ năm 1609 có 09 quả chuông nặng hàng nghìn cân; có suối nước khoáng Bang chứa bicacbonat natri với nhiệt độ sôi tự nhiên 1050C.

GT_5_05_8_2013.jpg
Suối nước khoáng Bang chứa bicacbonat natri với nhiệt độ sôi tự nhiên 1050C

GT_6_05_8_2013.jpg
Chùa Hoằng Phúc Trên nền đất cũ, xã Mỹ Thủy, Lệ Thủy

Huyện gồm 02 thị trấn là Kiến Giang và Lệ Ninh và 26 xã An Thủy, Phong Thủy, Lộc Thủy, Xuân Thủy, Liên Thủy, Tân Thủy, Dương Thủy, Mỹ Thủy, Thái Thủy, Sen Thủy, Hưng Thủy, Cam Thủy, Thanh Thủy, Hồng Thủy, Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam, Mai Thủy, Phú Thủy, Sơn Thủy, Trường Thủy, Văn Thủy, Hoa Thủy, Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy.

Huyện Lệ Thủy có từ lâu thuộc phủ Tân Bình, năm 1831 thuộc phủ Quảng Ninh. Từ 1977 đến 1989 nhập với huyện Quảng Ninh thành huyện Lệ Ninh, tỉnh Bình Trị Thiên. Cuối năm 1989 tách huyện Lệ Ninh tái lập huyện Lệ Thủy thuộc tỉnh Quảng Bình.

Lê Hữu Bình - Trưởng phòng Nội vụ
(Theo Từ điển đơn vị hành chính Việt Nam
và số liệu Niên giám thống kê Lệ Thủy 2012)