ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

316 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 810

  • Tổng 10.214.416

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VÀ CẢI THIỆN CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Đánh giá chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực, hiệu quả quản lý điều hành chính quyền các cấp, kết quả chỉ số CCHC thể hiện 06 nhiệm vụ: Cải cách thể thể; cải cách TTHC; cải cách tổ chức bộ máy nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính và kết quả đánh giá sự lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính thông qua kết quả điều tra xã hội học. 

Từ năm 2017 đến năm 2019, Chỉ số CCHC huyện luôn thuộc nhóm Tốt và nằm trong tốp đầu của tỉnh. Năm 2020, thứ hạng và xếp loại CCHC của huyện có sự sụt giảm so với nhiều năm trước (xếp loại khá; xếp thứ 6/8 huyện, thị xã, thành phố) do nhiều nguyên nhân cả về khách quan và chủ quan. Để góp phần nâng cao chỉ số CCHC và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp năm 2021 và những năm tiếp theo, các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền CCHC bằng nhiều hình thức thiết thực, phù hợp, tạo sự chuyển biến sâu rộng cả về nhận thức và hành động trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về vị trí, vai trò CCHC trong hoạt động quản lý nhà nước; xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch, vì nhân dân phục vụ; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành CCHC.

 Tích cực kêu gọi, vận động người dân, doanh nghiệp cùng hưởng ứng tham gia CCHC, nhất là việc tham gia giám sát hoạt động của bộ máy hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức trong tiếp nhận, giải quyết TTHC, thực thi công vụ. Không ngừng cải thiện, nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong hoạt động quản lý nhà nước.

2. Ban hành và cụ thể hóa 06 nhiệm vụ CCHC thông qua việc ban hành Kế hoạch, chương trình, quyết định…; phân công từng nhiệm vụ CCHC cho cán bộ, công chức gắn với việc đôn đốc, theo dõi, kiểm tra tiến độ, chất lượng công việc đảm bảo CCHC được thực hiện đồng bộ, thông suốt.

3. Nâng cao hoạt động Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả theo cơ chế Một cửa; chú trọng kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình, nghiệp vụ giải quyết TTHC, nhất là các lĩnh vực liên quan đến quyền lợi người dân, những công việc dễ xảy ra tiêu cực; lựa chọn, bố trí cán bộ, công chức có đủ năng lực, chuyên môn, kỷ năng ứng dụng công nghệ thông tin để đảm nhận công việc tại Bộ phận Một cửa từng bước thực hiện dịch vụ công trực tuyến 3, 4. Thực hiện nghiêm túc việc lập, mở số theo dõi TTHC và thường xuyên cập nhật thông tin xử lý trên thống điện tử một cửa dùng chung của tỉnh, không để hồ sơ ở trạng thái quá hạn và tồn đọng hồ sơ như thời gian vừa qua. Duy trì và thực hiện việc khảo sát đánh giá chất lượng giải quyết TTHC theo Quyết định số 1902/QĐ-UBND của UBND tỉnh; vận động người dân nhận, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ BCCI.

4. Tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính, văn hóa công sở và đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức; đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, hướng mạnh về cở sở; thực hiện việc nêu gương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong quản lý điều hành nói chung và CCHC nói riêng; rà soát, đánh giá cụ thể, khách quan theo từng nhiệm vụ, thời gian để có biện pháp, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là những lĩnh vực, vụ việc liên quan đến quyền lợi người dân không để kéo dài gây bức xúc, dự luận trong  nhân dân; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh xử lý nghiêm các vi phạm hoạt động thực thi công vụ; tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời các Quyết định, kết luận của cấp trên, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng. Công tác đánh giá cán bộ, công chức đảm bảo khách quan, gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức với việc bình xét thi đua khen thưởng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Đây là giải pháp quan trọng, lâu dài trong việc nâng cao sự hài lòng của người dân.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành, từng bước xây dựng chính quyền điện tử thông qua việc nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT, khai thác, sử dụng hiệu quả các phần mềm dùng chung, chuyên ngành; đầu tư đồng bộ, hiện đại hạ tầng thông tin đảm bảo thông tin được thông suốt ở các cấp. Triển khai các phần mềm chuyên dùng theo lộ trình phê duyệt, không để chậm trễ, thiếu đồng bộ.

       Năm 2021 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, năm khởi đầu cho một nhiệm kỳ mới (2021-2026), kế thừa và phát huy những thành quả đạt được trong thời gian qua, tin tưởng rằng cải cách hành chính huyện sẽ có những bước chuyển mới góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội huyện Lệ Thủy năm 2021.

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG NỘI VỤ

Nguyễn Xuân Dũng

 

Các tin khác