ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

320 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 81

  • Hôm nay 7619

  • Tổng 10.507.140

“TIẾNG ANH VỚI HỘI NHẬP QUỐC TẾ”

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Đến bây giờ, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, hội thi hùng biện tiếng Anh “English speaking contest for secondary students” huyện Lệ Thủy lần thứ nhất đã thành công tốt đẹp. Giải thưởng đã được trao cho người xứng đáng, những bài học kinh nghiệm cũng đã được rút ra sau hội thi, thầy cô và các em học sinh thân yêu của mình trở về đơn vị để chuẩn bị cho hội thi tiếp theo, mang đậm đà bản sắc quê lúa xứ Lệ: Hò khoan. Chúng tôi muốn điểm lại những cái được sau hội thi này, nghĩa là tầm ảnh hưởng, lan tỏa từ một hội thi có tính chất, quy mô theo đúng như chủ đề của nó: “Tiếng Anh với hội nhập quốc tế” (English for International Integration).

 Nhớ lại hồi tháng 3 năm 2010, cũng lần đầu tiên, cấp Tiểu học huyện Lệ Thủy cũng đã tổ chức rất thành công Hội thi Chung kết Olympic tiếng Anh bậc Tiểu học “English Olympic Contest Le Thuy Primary School”. Sau hội thi này, thầy giáo Trưởng phòng rất lấy làm hài lòng và mong muốn cấp THCS cũng sẽ tổ chức được một hội thi tương tự trong tương lai gần.

Và, thật vui khi trong những ngày gần đây, ở khắp các đơn vị trường học trên toàn huyện dấy lên phong trào tập luyện hết sức khẩn trương, nghiêm túc. Có một điều thú vị là, bên cạnh đội tuyển luyện tập cho Hội thi hùng biện tiếng Anh (đương nhiên là chỉ nói toàn tiếng Anh) lại cất lên những giai điệu hò khoan mượt mà, sâu lắng, đặc sệt tiếng quê mùa Lệ Thủy. À, ra thế, chúng tôi thầm nghĩ giữa Anh và Việt có sự giao thoa kiểu như “Nó vừa đội  vừa hat rất to”, “Nhà anh ấy có hai người đi two” thì còn có sự giao thoa cả về văn hóa,văn nghệ (nhiều người đã chuyển thể hò khoan bằng tiếng Anh): “Kien Giang water reflected An Xa pagoda, historical monuments of the country forever, with General Vo Nguyen Giap, commander of the People, have Duong Van An "O Chau can luc" (Soi bóng nước Kiến Giang có mái chùa An Xá, di tích lịch sử muôn đời của quốc gia, có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của nhân dân, có Dương Văn An với "Ô Châu cận lục").

Như vậy là, thành công của hội thi năm nay không chỉ dừng lại ở những giải thưởng, những con người được vinh danh mà quan trọng hơn là đã khơi dậy được một phong trào học tập nói chung, học tiếng Anh nói riêng. Điều đó hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Nói như thầy giáo Trưởng ban tổ chức hội thi thì: nói một cách đơn giản hội nhập quốc tế là trong một tương lai không xa, chúng ta, mỗi người ngồi đây đều có cơ hội đi ra nước ngoài học tập, sinh sống, làm việc. Và cũng như thế, chúng ta được đón những người bạn thuộc mọi quốc tịch đến đây học tập, làm việc và sinh sống. Tất cả nhờ một nhịp cầu nối - đó là tiếng Anh.

Cũng thông qua hội thi này, chúng ta mới biết rõ thực trạng dạy, học tiếng Anh trong các trường phổ thông nói chung, cấp THCS nói riêng. Phải thừa nhận rằng, rất nhiều em học sinh của chúng ta có năng khiếu ngoại ngữ, phát âm chuẩn, phong cách giao tiếp tự tin, làm chủ được cuộc hội thoại... Không những thế, hầu hết các em tham gia vào hội thi hùng biện tiếng Anh năm nay đều nằm trong đội tuyển của trường, của huyện tham gia bồi dưỡng các môn học khác như Toán, Hóa, Lý... Điều đó ảnh hưởng đến thời gian và sự đầu tư rất lớn cho tiếng Anh, tuy nhiên, các em đã bố trí thời gian hợp lí để không ảnh hưởng đến chất lượng hội thi.

Trong phát biểu tổng kết trình bày bằng song ngữ, thầy giáo Trưởng phòng GD&ĐT, Trưởng ban tổ chức, Trưởng ban giám khảo hội thi đã biểu dương những đơn vị như THCS Liên Thủy, Lộc Thủy, Kiến Giang,... đã có sự đầu tư, chuẩn bị rất chu đáo cho hội thi. Các đơn vị ở vùng khó khăn như TH&THCS Trường Thủy, THCS Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Bắc cũng đã có những cố gắng nhất định để có học sinh tham gia hội thi khá mới mẻ này. Trong số 23 học sinh tham gia hội thi, đặc biệt nổi lên những em có khả năng tốt trong cả ba phần thi.

Bên cạnh đó, cũng qua hội thi này, chúng ta cũng thấy được một thực tế về “cách dạy, học tiếng Anh theo kiểu hàn lâm” (từ dùng của thầy Trưởng ban giám khảo) ở một số đơn vị dẫn đến việc các em học theo kiểu đọc thuộc, học tủ hơn là hùng biện, ứng xử vấn đáp... Ngoài ra, cách phát âm của một số em còn mang đậm chất giọng địa phương bản địa, điều đó ảnh hưởng lớn đến ngữ điệu và hiệu quả giao tiếp.

Qua hai ngày tranh tài, đến 17 giờ ngày 02/11, hội thi đã khép lại với một giải nhất; hai giải nhì; ba giải ba; bốn giải khuyến khích.

Mong muốn của người viết bài này qua hội thi này là, toàn ngành (học sinh và cả giáo viên, các nhà quản lí giáo dục) phải thực sự dấy lên phong trào học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng, bởi nó là chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa chúng ta bước vào sân chơi quốc tế trong thời kì hội nhập đang được đặc biệt chú trọng như hiện nay.

 

 

Thuan Trach, November 2st

Bảo Châu

 

03_11_2013_TA_2.gif

Các tin khác