ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

320 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 19

  • Hôm nay 9581

  • Tổng 10.496.629

TÌM ĐƯỢC NHIỀU CỔ VẬT QUÝ Ở DI TÍCH LỊCH SỬ CHÙA HOẰNG PHÚC

Font size : A- A A+
 Nằm trong kế hoạch phục dựng, tôn tạo di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, sáng ngày 11/12/2014, phòng Nội vụ, Phòng Văn hóa và Thông tin, Ban Quản lý Dự án phục dựng, tôn tạo Di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc đã tiến hành khai quật phần bệ thờ ngoài trời (chính điện) và đã tìm thấy 3 tượng cổ bằng kim khí (chưa rõ chất liệu) trong tư thế ngồi thiền, cao khoảng 0.5 đến 0.7m, nặng khoảng 40 kg; một tượng Phật bằng kim loại nặng, cao khoảng 0,25 cm, nặng 2 đến 3 kg, một số đồng tiền cổ và một số mẫu vật khác.

 Theo những người dân sống trong vùng, năm 1985, do bão lớn, chùa đổ sập, làm hư hại một số tượng phật nên chính quyền địa phương cùng bà con nhân dân quanh vùng phải chôn cất số tượng phật nói trên. Anh Hoàng Văn Long (sinh năm 1970) ở cạnh bên chùa và là người tham gia chôn cất số tượng phật xác nhận đó chính là những tượng phật mà anh cùng với bà con chính tay chôn cất sau cơn bão năm 1985.

Trong buổi chiều cùng ngày, với sự hỗ trợ của các phương tiện cũng như sự chỉ dẫn của một số người dân, các cơ quan chức năng cũng đã tìm ra chỗ giếng nước cổ (còn gọi là giếng Chùa) ngay trong khuôn viên phía trước ngôi chùa. Nhiều vị cao niên cho biết, nước ở giếng này có cùng tuổi với ngôi chùa (tức trên 700 năm). Nước rất trong và không bao giờ cạn. Trước đây khi muôn rằm tứ quý, bà con thường lấy nước ở giếng dâng lên lễ Phật.

Nhìn các tượng phật trong trang phục của vua quan (áo mão có hình lân, chân đi hia...), nhiều người đưa ra phỏng đoán: có thể đây là tượng của Phật hoàng Trần Nhân Tông... Tuy nhiên, khi khai quật được cả 3 tượng phật đặt cạnh nhau, một số người lại đưa ra nhận định: Ở giữa là tượng Ngọc Hoàng Thượng đế, hai bên là Nam Tào và Bắc Đẩu (vì xuất phát của ngôi chùa này là Kính Thiên Tự)... Tất cả chỉ là phỏng đoán của người dân. Để biết chính xác tên gọi và niên đại, rất cần sự vào cuộc thẩm định của các cơ quan có chuyên môn.

Hiện nay Ban quản lý Dự án tiếp tục tìm kiếm trong khuôn viên chùa để không bỏ sót các cổ vật quý còn sót lại trong khu Di tích lịch sử, các bức tượng cổ và hiện vật vừa khai quật đã được các ban ngành chức năng làm biên bản và giao cho UBND xã Mỹ Thủy tạm thời cất giữ và bảo quản chờ ý kiến của cơ quan chức năng.


Đỗ Đức Thuần

Làm Lễ trước khi khai quật

Công tác khai quật

Xuất hiện tượng cổ đầu tiên trong lòng đất

Các pho tượng cổ tìm được trong khuôn viên chùa


 

More