ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

320 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 54

  • Hôm nay 1130

  • Tổng 10.512.940

Một số kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCH Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện Lệ Thủy

Font size : A- A A+
 Lệ Thủy là một huyện thuần nông, có nhiều tiềm năng, lợi thế để thực hiện Nghị quyết TW 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn như xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng còn thiếu, thiên tai, bão lụt khó lường; thị trường tiêu thụ nông sản khó khăn…

 Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 của BCH Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; sau khi có Kế hoạch của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Ban thường vụ Huyện ủy đã xây dựng Kế hoạch số 69-KH/HU ngày 24/10/2008 về “nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các nghị quyết Trung ương 7”; tiếp đó đã tổ chức học tập quán triệt nghị quyết, kế hoạch cho cán bộ cốt cán toàn huyện, các đảng ủy, chi ủy trực thuộc. Bên cạnh đó Ban thường vụ Huyện ủy, UBND huyện, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đã có những giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Qua gần 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức như hậu quả của các trận lụt lịch sử năm 2010-2011, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi xảy ra nhiều nơi, ảnh hưởng xấu của tình hình kinh tế vĩ mô cả nước, giá cả đầu vào tăng trong khi giá đầu ra nông sản giảm, nguồn vốn đầu tư nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát đúng, kịp thời của Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ban ngành cấp tỉnh, sự cố gắng nổ lực của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và đặc biệt là sự nổ lực vượt khó của bà con nông dân trong những thời điểm khó khăn nên đã bước đầu đạt được những kết quả tích cực trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết TW7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cụ thể đó là:

Thứ nhất, đã từng bước xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, đồng thời phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ ở nông thôn:

Giá trị sản xuất của ngành tăng bình quân trên 5,5%/năm. Tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 90.000 tấn; cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng; diện tích sản xuất lúa thâm canh đạt trên 8.000 ha; diện tích các loại rau màu chất lượng cao tăng mạnh; có gần 3.500ha đạt giá trị thu nhập trên 70 triệu đồng/ha/năm; đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các loại giống có năng suất, chất lượng cao; từng bước cơ giới hóa trong các khâu sản xuất; hoàn thiện hệ thống các công trình thủy lợi đảm bảo ngăn lũ bảo vệ sản xuất. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại, nâng cao chất lượng, giá trị. Hoàn thành công tác rà soát quy hoạch 3 loại đất rừng; chuyển đổi mạnh diện tích đất lâm nghiệp có điều kiện sang trồng rừng kinh tế, đặc biệt là cây cao su, hồ tiêu. Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sảnchuyển đổi nghề cho ngư dân 3 xã biển. Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn phát triển khá ổn định. Các thành phần kinh tế được khuyến khích đầu tư, phát triển chế biến, bao tiêu sản phẩm, bảo tồn, phát triển các làng nghề.

Thứ hai, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị:

Trong 5 năm qua, cùng với sự đầu tư hỗ trợ của cấp trên, huyện Lệ Thủy đã tích cực huy động mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Nhiều công trình lớn đã và đang triển khai đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của người dân.

Về Thủy lợi: Hệ thống đê bao Vùng II-Tả Kiến Giang, Thượng Mỹ Trung, Lùng Tréo, kè chống sạt lở hai bờ sông Kiến Giang... Về điện nông thôn: Dự án REII tại Dự án KFW. Về giao thông, chỉnh trang đô thị: Đường về nhà Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, Đường JICA; đường Mai Thủy - An Thủy, đường Bàu Sen - An Mã, đường cứu hộ cứu nạn và các hạng mục công trình theo Đề án chỉnh trang đô thị thị trấn Kiến Giang. Ngoài ra còn nhiều công trình khác về nước sạch, y tế, trường học góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Lệ Thủy.

Thứ ba, Chương trình MTQG xây dựng NTM được tổ chức thực hiện bước đầu đạt kết quả tích cực, trong đó:

Đã sớm hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện Chương trình đồng thời thường xuyên thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động tham gia Chương trình. Công tác lập quy hoạch, đề án sớm hoàn thành và cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Các nội dung của Chương trình đã được các xã triển khai đạt nhiều kết quả, đặc biệt tại 08 xã điểm xây dựng NTM của tỉnh và huyện. Trong các tiêu chí của Chương trình, huyện Lệ Thủy “lấy giao thông làm khâu đột phá”, mặt khác triển khai đồng thời các nội dung khác như phát triển sản xuất, văn hóa - xã hội, môi trường, hệ thống chính trị...Tổng vốn đầu tư thực hiện Chương trình đến nay đạt trên 529.227,3 triệu đồng, trong đó vốn huy động của nhân dân (tiền mặt, hiến đất, tài sản...) và huy động khác đạt 79.266,3 triệu đồng.

* Từ những kết quả trên, tổng hợp đến nay đã toàn huyện có 02 xã đạt từ 13 - 16 tiêu chí (trước khi triển khai chưa có xã nào đạt), 06 xã đạt từ 10 - 12 tiêu chí (tăng 06 xã), 15 xã đạt từ 05 - 09 tiêu chí (tăng 04 xã) và có 03 xã đạt dưới 05 tiêu chí (giảm 12 xã so với trước khi triển khai thực hiện chương trình).

Thứ tư, công tác an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là vùng khó khăn ngày càng được nâng cao:

Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 21 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm khoảng 4% mỗi năm và ước đến cuối năm 2013 còn dưới 10,2%. Đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, hỗ trợ giáo dục, chính sách nhà ở, chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chú trọng. Các chương trình y tế quốc gia, giáo dục, văn hóa thông tin - thể thao đạt nhiều kết quả tốt, đặc biệt là xây dựng trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia (dự ước đến cuối năm 2013, xã đạt CQG về y tế đạt 60%), xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia (dự ước đến cuối năm 2013 tỷ lệ trường học đạt CQG 59-61%)..., phát triển sâu rộng phong trào TDĐKXDĐSVH, gia đình văn hoá, tập luyện thể thao thường xuyên.

Thứ năm, các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn có hiệu quả:

Các tổ hợp tác, trang trại, hợp tác xã phát triển khá. Hiện nay toàn huyện có trên 420 tổ hợp tác, thu hút trên 1.560 tổ viên tham gia; có 59 trang trại được cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo quy định mới tại Thông tư số 27; có 63 HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện đã và đang thực sự là bà đỡ cho xã viên đồng thời là đầu mối trong việc triển khai chỉ đạo sản xuất như công tác giống, lịch thời vụ,...Chất lượng hoạt động của các tổ hợp tác, trang trại, HTX nhìn chung được nâng lên, đặc biệt quy mô về vốn, doanh thu, lợi nhuận năm 2013 cơ bản đều tăng qua hàng năm.

Thứ sáu, việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn được đẩy mạnh:

Tập trung đào tạo, chuyển giao KHKT cho nông dân với 1.350 lớp cho trên 14.000 lượt người ở các xã, thị trấn tham gia. Thực hiện nhiều mô hình về giống cây trồng, vật nuôi mới trên địa bàn với trên100 mô hình trình diễn, ứng dụng các tiến bộ KHKT. Tiến hành khảo nghiệm trên 10 bộ giống lúa mới. Nhiều mô hình cây trồng, vật nuôi được nhân rộng cùng với xu hướng cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng mạnh, do đó nhiều địa phương đã tổ chức sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao, đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

Thứ bảy, cơ chế, chính sách để huy động mạnh mẽ các nguồn lực được đổi mới có kết quả:

Trong 5 năm bên cạnh việc phát huy nội lực, huyện đã tích cực huy động các nguồn vốn để tập trung đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn với tổng nguồn vốn đạt trên 896.957 triệu đồng, trong đó: Nguồn vốn huy động thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng đạt 779.074 triệu đồng, nguồn vốn sự nghiệp về hỗ trợ phát triển sản xuất đạt 117.883 triệu đồng.    

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCH Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, huyện Lệ Thủy đã tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là:

- Cơ sở hạ tầng ở nhiều vùng, địa phương chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển, một số nơi sản xuất còn bấp bênh, sản xuất vẫn còn mang tính thuần nông, các sản phẩm hàng hóa chủ yếu bán thô, thị trường tiêu thụ hàng hóa thiếu ổn định. Chưa tạo sự đột phá trong việc xây dựng một số sản phẩm mang thương hiệu đặc thù của địa phương.

- Huy động nguồn lực để thực hiện Chương trình xây dựng NTM chưa đảm bảo. Việc triển khai các tiêu chí xây dựng NTM còn tập trung vào các xã điểm.

- Đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc miền núi, nhất là ở các bản biên giới, rẻo cao vẫn còn khó khăn.

- Các loại hình sản xuất có quy mô chưa lớn. Nhiều loại hình sản xuất, đặc biệt là các HTX DVNN chưa mạnh dạn mở rộng ngành nghề, dịch vụ, địa bàn hoạt động.

- Nhiều mô hình chưa được nhân rộng hiệu quả. Quá trình cơ giới hóa trong sản xuất một số vùng còn hạn chế.

Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết trong thời gian tới, UBND huyện Lệ Thủy xác định:

1. Sẽ trình UBND Tỉnh hỗ trợ việc lập quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất tập trung của huyện để thuận lợi trong công tác chỉ đạo, phát triển sản xuất.

2. Trong điều kiện khó khăn chung về nguồn vốn đầu tư công, huyện sẽ ưu tiên vốn tập trung đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm theo kế hoạch và nguốn vốn trực tiếp cho Chương trình MTQG xây dựng NTM.

3. Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX dịch vụ nông nghiệp, trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất.

4. Tổ chức công tác khảo nghiệm giống lúa tiến bộ kỹ thuật để kịp thời tìm ra bộ giống dần thay thế một số giống đã có dấu hiệu thoái hóa, trong đó tập trung vào các bộ giống chất lượng cao, mặt khác đẩy mạnh thực hiện các mô hình trình diễn.

5. Huyện sẽ đề nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản, đặc biệt là lúa gạo; mặt khác sẽ xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển đổi diện tích sản xuất có hiệu quả hơn, chính sách nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn ra các xã trên địa bàn huyện.

Võ Phước Nam - Văn phòng HĐND&UBND

(Nguồn: Phòng NN&PTNT Lệ Thủy)

More