ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

320 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 50

  • Hôm nay 3088

  • Tổng 10.514.898

SỰ HÌNH THÀNH CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (KỶ NIỆM 84 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 28/7/ 1929 – 28/7/2012)

Font size : A- A A+
 Từ cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ I (1897-1914), giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển nhanh chóng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II (1918-1930).

 Thời kỳ này, các đô thị và trung tâm công nghiệp cũng hình thành, có nơi tập trung hàng vạn người, số công nhân lên tới trên 25 vạn. Do bị cả thực dân và phong kiến bóc lột hà khắc, giai cấp công nhân Việt Nam đã vùng lên đấu tranh. Từ đấu tranh đã hình thành tính giai cấp và những người công nhân tập hợp lại thành tổ chức như các hội: Ái hữu, Tương tế, Phường hội, Nghiệp đoàn, Công hội… Đó là những tổ chức công đoàn sơ khai và có ở nhiều nơi.

Công hội Ba Son do bác Tôn Đức Thắng thành lập năm 1920 tại xưởng Ba Son đã có ảnh hưởng lớn trong khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn. Song, Công hội này tồn tại trong thời gian ngắn và chưa có chính cương, điều lệ.

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (đoàn viên công đoàn đầu tiên của Việt Nam khi Người gia nhập công đoàn Kim khí quận 17 Paris – Pháp năm 1919) là người đã đặt nền móng, xây dựng cơ sở lý luận và tổ chức cho sự ra đời tổ chức Công hội cách mạng ở Việt Nam mà cho đến nay những lời chỉ dẫn của Người vẫn là kim chỉ nam cho chúng ta.

Trong tác phẩm: “Đường kách mệnh”, xuất bản năm 1927, Người viết: “Tổ chức công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn lợi quyền cho công nhân; năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”. 

Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của công tác vận động công nhân và tăng cường sức mạnh cho tổ chức Công hội đỏ, Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng quyết định triệu tập đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ vào ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón – Hà Nội.  

Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là người đứng đầu Ban Chấp hành lâm thời Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ.

Sự kiện thành lập Tổng Công hội đỏ miền Bắc Việt Nam là một mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam.

Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể Cách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo công nhân lao động.

Chính vì ý nghĩa đó, theo đề nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Chính trị TW Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định lấy ngày 28/7/1929 là ngày truyền thống của Công đoàn Việt Nam.Công đoàn Việt Nam là công đoàn cách mạng. Tính cách mạng thể hiện ở chỗ ngoài việc tập hợp, đại diện bảo vệ quyền lợi người lao động, Công đoàn Việt Nam còn đấu tranh vì quyền lợi dân tộc và giai cấp. Lịch sử 80 năm xây dựng và trưởng thành của Công đoàn Việt Nam đã khẳng định điều đó.Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tôn trọng vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn Việt Nam. Điều đó được thể hiện trong Hiến pháp và Luật Công đoàn Việt Nam :

Hiến pháp nước CHXHCNVN (1992 - Chương I, điều 10) đã ghi rõ: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ; tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục công nhân viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Luật Công đoàn Việt Nam (1990 - Chương I, điều I) đã khẳng định : “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là ngườii lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam ; là trường học CNXH của người lao động”.

Lê Hữu Bình

Chủ tịch Công đoàn cơ quan UBND huyện Lệ Thủy

(Sưu tầm và giới thiệu)

More