ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

320 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 65

  • Hôm nay 8674

  • Tổng 10.508.195

NGÀNH GIÁO DỤC LỆ THỦY VỚI VIỆC PHÒNG CHỐNG CƠN BÃO SỐ 10

Font size : A- A A+
 Bước vào mùa lụt bão, ngay từ trước ngày khai giảng, Phòng Giáo dục & Đào tạo Lệ Thủy đã có công văn yêu cầu các đơn vị rút kinh nghiệm về công tác phòng chống lụt bão năm 2012, đồng thời củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão năm 2013 cũng như triển khai ngay các phương án ứng phó trước mùa lụt bão tới.

 Ngày 28 tháng 9 năm 2013, trời đang nắng đẹp nhưng nhận được thông tin từ Trưởng ban Phòng chống lụt bão huyện: trong 36 giờ tới trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình có khả năng mưa to đến rất to. Nước sông Kiến Giang có thể lên đến trên mức báo động 3. Ngay lập tức, Phòng Giáo dục đã có công văn chỉ đạo yêu cầu các đơn vị triển khai ngay công tác phòng ngừa lũ quét, sạt lở đất và nước dâng to. Buổi chiều tối, lại nhận tiếp thông tin: bão số 10 có khả năng đổ bộ vào Quảng Bình sớm hơn dự kiến. Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão ngành cử người đi chỉ đạo ngay các trường thuộc địa bàn 3 xã vùng biển. Riêng cơ quan Phòng Giáo dục, cắt cử người trực 24/24 đặng dễ bề ứng phó với tình hình mưa bão diễn biến càng ngày càng hết sức phức tạp này.

Cùng chiều hôm ấy (28/9), cơ quan chỉ đạo nhận được giấy mời triệu tập từ Ban Phòng chống lụt bão huyện. Tức thì, cơ chế điều hành phòng chống được triển khai. Từ 7h00 ngày 30/9/2013, không khí khẩn trương và “nóng” hẳn lên: người lo chuyển công văn, người lo phòng chống bão cho đơn vị, người chuẩn bị xe đi kiểm tra, người lo đi họp để phối hợp triển khai trên địa bàn huyện... Đúng 9h00, công văn khẩn đã chuyển xong, xe cũng đã đợi sẵn. Ban chỉ đạo ngành chia làm 3 đoàn đi xuống cơ sở để vừa kiểm tra đôn đốc, vừa động viên các đơn vị khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết, với quyết tâm: đến 15h00 cùng ngày, các đơn vị phải hoàn thành công tác chuẩn bị ứng phó với những diễn biến nguy hiểm nhất có thể xảy ra từ cơn bão được cho là “siêu bão”số 10 này.

Địa bàn rộng, số trường nhiều, thời gian hạn chế nên các đoàn kiểm tra phải hết sức tranh thủ thời gian. Bốn (4) cộng một (1) câu hỏi đưa ra cho từng trường trả lời là:

1. Đã buộc cửa, giằng néo cửa hay chưa?

2. Đã che đậy tài liệu, trang thiết bị hay chưa?

3. Đã chặt tỉa cây cối trong khuôn viên trường hay chưa?

4. Đã thông báo cho học sinh ngày thứ hai và các ngày tiếp theo nếu thời tiết nguy hiểm thì không được đến trường hay chưa?

5. Có phương án di dời nội trú khi bão đến hay chưa?

Đến trường nào, dù ở vùng miền nào, cấp học nào đều thấy không khí chuẩn bị phòng chống được tiến hành một cách hết sức khẩn trương. Nhiều trường đã sớm xong công việc giằng buộc, che đậy, chặt cây, tỉa cành. Nhiều trường cẩn thận còn đặt các túi cát lên mái nhà học, nhà để xe. Phương án kết hợp phòng chống bão và lụt cũng đã được các trường vùng hay bị ngập nước triển khai. Có hai lí do để các trường thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão tốt đến như thế: một là các trường đã tuân thủ tuyệt đối theo công văn chỉ đạo của Phòng; hai là tinh thần phòng chống ở các đơn vị trường học trên địa bàn huyện đã đến độ “thuần thục”, nghĩa là mỗi trường đều đã có kĩ năng kĩ xảo để sống chung với bão lũ.

16h30 ngày 30/9/2013, các đoàn kiểm tra trở lại cơ quan chỉ đạo để phản ánh tình hình. Theo phản ánh của cả 3 đoàn thì 100% số trường (kể cả trường TH&THCS số 2 Kim Thủy, nơi không có cả mạng internet lẫn điện thoại di động, điện thoại bàn) đã nhận được thông tin và đều đã triển khai công tác phòng chống, nhiều đơn vị làm tốt và đã có nhiều cách làm hay đáng biểu dương và học tập. Những tình huống xấu như nhà bị tốc mái, bị giật cửa, cửa kính bị vỡ... đã được dự tính và có phương án ứng phó kịp thời, khoa học.

Sáng 30/9/2013, thời tiết không đến nỗi xấu lắm nhưng 100% số trường trên địa bàn đã nhận được thông tin và đồng loạt cho học sinh nghỉ học. Cán bộ, giáo viên, nhân viên các đơn vị tranh thủ thời gian để gia cố thêm những nơi chưa thật yên tâm.

11h00 bão đến. Bão lớn ngang những cơn bão lịch sử trước đây. Thiệt hại là chưa thể tính hết. Song, giáo dục Lệ Thủy tránh được hai thiệt hại lớn: Thứ nhất, không có thiệt hại về người, 100% học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên an toàn; thứ hai là không có thiệt hại đáng kể về hồ sơ, tài liệu, học cụ, trang thiết bị dạy học.

Thành công có được là do toàn ngành đã quán triệt sâu sắc sự lãnh chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, của UBND huyện, Ban Phòng chống lụt bão của huyện Lệ Thủy.  Nhân tố cơ bản nhất giúp giáo dục Lệ Thủy giảm đi nhiều thiệt hại, theo chúng tôi vẫn là nhân tố con người. Mỗi khi mưa bão tràn về, những“chiến sĩ văn hóa” ấy bỗng trở thành những nông dân chống bão thực thụ, bám đất giữ làng, một tấc không đi, một li không dời...

Thủy hỏa đạo tặc. Do biến đổi khí hậu, bão tố, lũ lụt ngày càng khó lường. Thiết nghĩ, giáo dục nói riêng và người dân Lệ Thủy nói chung, chúng ta không nên chủ quan, xem thường. Phải nên cao tinh thần cảnh giác lên mức cao độ, đồng thời sáng kiến ra nhiều cách làm hay, mang lại hiệu quả tốt. Đồng thời huy động sức mạnh tổng lực sớm khắc phục hậu quả để sau mỗi lần bão, lụt trường ta lại sớm xanh, sạch, đẹp.

 

Tâm Minh (lethuy.edu.vn)

 

05_10_2013_BS10_1.jpg
Đ/c Trưởng Phòng GD&ĐT kiểm tra trường MN Thanh Thủy


05_10_2013_BS10_2.jpg


05_10_2013_BS10_3.jpg
Cách bảo quản trang thiết bị trong 1 lớp học của các đơn vị MN


05_10_2013_BS10_4.jpg
Đ/c Trưởng Phòng GD&ĐT kiểm tra trường MN Sen Thủy

More