ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

320 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 66

  • Hôm nay 1220

  • Tổng 10.513.030

Một số kết quả sau 3 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện

Font size : A- A A+
 Sau 03 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đã được triển khai thực hiện đúng hướng, phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Việc triển khai Đề án đã gắn với các mô hình sản xuất mới, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện. Số lượng lao động nông thôn được học nghề theo chính sách của Đề án là 1.591 người, đạt 60% so với kế hoạch, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho gần 531 người lao động, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của huyện đến cuối năm 2012 đạt 35%; các hoạt động của Đề án được triển khai trong ba năm cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra.

           Các Phòng, ban, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện cơ chế phối hợp cơ bản đạt hiệu quả. Đến nay đã có 27/28 xã, thị trấn thành lập được Ban chỉ đạo thực hiện Đề án, phê duyệt và triển khai thực hiện được Đề án của đơn vị mình. Công tác thông tin tuyên truyền đã được quan tâm thường xuyên, khai thác có hiệu quả hệ thống Đài truyền thanh huyện và loa FM ở các đài trạm.

          Tuy nhiên, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của huyện trong 3 năm qua vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của huyện; tiến độ thực hiện một số nội dung hoạt động của Đề án còn chậm, thiếu đồng bộ; một số nghề triển khai dạy chưa phù hợp với đặc điểm của các xã và từng vùng; thiếu định hướng dài hạn, chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch nông thôn mới, nhất là quy hoạch sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ của huyện và các xã, thị trấn. Trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án của một số xã còn thiếu quyết liệt, một số phòng ban, đơn vị chưa chỉ đạo sâu sát và chưa quản lý, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Đề án. Số lao động nông thôn (LĐNT) được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án còn thấp. Số LĐNTsau học nghề chưa làm đúng với nghề được đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao; một bộ phận LĐNT sau khi học nghề không áp dụng được những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, kinh doanh;  công tác hỗ trợ tạo việc làm, bao tiêu sản phẩm cho người nông dân sau khi học nghề chưa tốt.

Để thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 có hiệu quả trong thời gian tới, tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn UBND huyện đã chỉ đạo:

          Các phòng ban, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn triển khai xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2013 của đơn vị mình; Phòng Lao động Thương binh&Xã hội tổng hợp trình UBND huyện phê duyệt, ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo nghề để thực hiện (đối với nghề nông nghiệp) và báo cáo Sở Lao động TB&XH để phê duyệt (đối với nghề phi nông nghiệp).

 Việc tổ chức đào tạo nghề phải phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của LĐNT vàđiều kiện của từng vùng. Cần làm tốt công tác khảo sát nhu cầu để phân loại đối tượng, ngành nghề đào tạo; lựa chọn ngành nghề trọng điểm, điển hình để đào tạo.

          Phòng Văn hóa - Thông tin, Đài truyền thanh huyện, UBND các xã, thị trấn phối hợp với Phòng Lao động Thương binh&Xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về dạy nghề cho lao động nông thôn và có biện pháp phù hợp huy động sự tham gia của toàn xã hội về công tác đào tạo nghề cho LĐNT, trong đó cần phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, nhất là Hội nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia học nghề.

          Tiếp tục đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật tại Trung tâm dạy nghề huyện nhằm đáp ứng nhu cầu việc dạy và học nghề; tăng cường đội ngũ giáo viên, cộng tác viên vừa có năng lực, trình độ tham gia dạy nghề, nếu cần thiết thì có thể thuê các chuyên gia, các thợ giỏi, người có nhiều kinh nghiệm trong từng ngành nghề, làng nghề truyền thống đến dạy nghề, chia sẻ kinh nghiệm với học viên. Tổ chức xây dựng và phát triển các mô hình dạy nghề có chất lượng, hiệu quả đáp ứng với nhu cầu người học. Quan tâm chỉ đạo đào tạo các ngành nghề chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, dịch vụ; phục hồi, duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống.

          Đào tạo nghề cho lao đông nông thôn cần gắn với việc thực hiện phương châm “ Mỗi làng, mỗi nghề”, căn cứ vào tình hình thực tế, thế mạnh của địa phương để có phương án dạy nghề phù hợp, cần dạy nghề cho lao động nông thôn ở những làng nghề hiện có để nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm các làng nghề. Đồng thời cần đào tạo “cấy nghề” cho các xã chưa có nghề để phát triển nghề mới và nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn.

          Chương trình và giáo trình dạy nghề phải đáp ứng với nhu cầu của sản xuất, kinh doanh ở mỗi địa phương cơ sở, có kết quả thiết thực.

          Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án để chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời những sai phạm, gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn của Nhà nước.

Võ Phước Nam - Văn phòng HĐND&UBND huyện    

More