ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

317 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 7

  • Hôm nay 1895

  • Tổng 10.276.413

Chung sức xây dựng nông thôn mới: Dấu ấn cựu chiến binh

Font size : A- A A+

Phát huy bản chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới, những năm qua, các cấp Hội cựu chiến binh (CCB) tỉnh ta đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức hội viên về ý nghĩa, mục đích phong trào xây dựng nông thôn mới; đồng thời, đề ra chương trình hoạt động sát với tình hình thực tế tại địa phương, được đông đảo hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Có thể nói, trên chặng đường xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Bình luôn in đậm dấu ấn của các cựu chiến binh.

rao đổi với chúng tôi, đồng chí Trần Văn Bường, Chủ tịch Hội CCB tỉnh cho biết: Để thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, các cấp hội CCB trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền để cán bộ, hội viên và nhân dân nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò trách nhiệm của từng người, từng nhà, từng tổ chức chính trị trong xây dựng nông thôn mới. Nắm rõ nghị quyết của các cấp ủy đảng, kế hoạch triển khai thực hiện của chính quyền địa phương, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, Hội CCB đã tiến hành khảo sát, nắm và phân tích tình hình, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp của nhân dân, từ đó có tham mưu, đề xuất cụ thể, sát thực với các ban, tiểu ban xây dựng nông thôn mới trên từng địa bàn.

Những con đường bê tông kiên cố, sạch sẽ, thoáng đãng như thế này luôn có dấu ấn của những cựu chiến binh.

Để phong trào đi vào chiều sâu và đạt được hiệu quả thiết thực, các cấp Hội CCB đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua CCB gương mẫu, gắn với các phong trào thi đua của địa phương, đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

Các cấp hội động viên gia đình CCB gương mẫu thực hiện tốt các quy định trong tổ chức cưới hỏi, đám tang, lễ hội; xây dựng nếp sống văn hoá trong mỗi gia đình và khu dân cư, góp phần đẩy lùi các hủ tục lạc hậu; đồng thời tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao quần chúng ở cơ sở. Thông qua việc đẩy mạnh phong trào “5 không, 3 có”, Hội CCB các cấp đã góp phần tích cực hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Trong đó, 5 không: gia đình hội viên không có tội phạm, không có tệ nạn xã hội, không vi phạm luật giao thông, không có con cháu thất học, không có con cháu sinh con thứ ba; 3 có: gia đình hội viên có thu nhập bình quân ngang bằng với khu vực, có việc làm thường xuyên, mỗi chi hội có 1 đoạn đường xanh, sạch đẹp do chi hội quản lý. Bằng nhiều hình thức như: đóng góp ngày công, tiền mặt, vận động gia đình tham gia làm đường bê tông nông thôn, giám sát xây dựng các tuyến đường, Hội góp phần hoàn thành hàng trăm km đường bê tông nông thôn, phục vụ cho nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa của nhân dân địa phương.
Với phương châm: “CCB nêu gương sáng, hiến kế, hiến công xây dựng quê hương đất nước”, nhiều hội viên và gia đình CCB, CQN đã gương mẫu đóng góp đạt và vượt các chỉ tiêu trên giao, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Đến nay CCB toàn tỉnh đã hiến được 38.600 m2 đất, phá dỡ 1.984 mét tường rào, chặt 27.440 cây các loại, ủng hộ 316 triệu đồng, đóng góp 3.392 ngày công, tự làm hai tuyến đường bê tông dài 206 mét...

Nhằm sớm hoàn thành các tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo, góp phần đẩy nhanh lộ trình xây dựng nông thôn mới của địa phương, với ý chí và nghị lực của “bộ đội Cụ Hồ”, không lùi bước trước khó khăn, gian khổ, hội viên CCB toàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực, đoàn kết cùng nhau vượt lên giành thắng lợi trong trận chiến đấu mới-trận chiến với đói nghèo, lạc hậu. Phong trào thi đua giảm nghèo, làm giàu hợp pháp, vận động hội viên xóa nhà dột nát được các cấp hội duy trì và đẩy mạnh. Để giúp hội viên vươn lên làm giàu chính đáng, các cấp hội đã tập trung giải quyết 3 vấn đề chính là vốn, kiến thức và kỹ thuật sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Hội đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật cây trồng, vật nuôi, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.

Đến nay, Tỉnh hội đã có 422 tổ tiết kiệm vay vốn, với 14.605 hộ vay, số dư nợ Ngân hàng CSXH gần 297 tỷ đồng. Ngoài ra còn sử dụng trên 10 tỷ đồng vốn vay của Quỹ quốc gia, 9 tỷ đồng vốn quỹ nội bộ giúp nhau phát triển kinh tế. Hội đã tích cực động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho hội viên phấn đấu tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế. Bản thân từng hội viên không ngừng phấn đấu vươn lên, tích cực học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, chủ động nắm vững khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Toàn tỉnh hiện nay có 110 doanh nghiệp và chủ trang trại làm kinh tế giỏi, tạo việc làm cho 8.096 lao động, trong đó có nhiều hội viên và con em CCB. Từ phong trào đã xuất hiện hàng trăm hội viên CCB nỗ lực khắc phục khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế không những làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Tiêu biểu như CCB Võ Hữu Lộc (Đông Thành, Nam Trạch, Bố Trạch), CCB Nguyễn Văn Hạnh (Đại Nam, Đại Trạch, Bố Trạch), CCB Nguyễn Cao Đỉnh (Long Đại, Hiền Ninh, Quảng Ninh)...

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn Quảng Bình có nhiều thay đổi rõ rệt, sức “nóng” từ phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa khắp mọi nơi. Có thể khẳng định, trên chặng đường xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh luôn in đậm dấu ấn của các cựu chiến binh-những người lính năm xưa nay vẫn phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Nói về phương hướng nhiệm vụ của Hội trong xây dựng nông thôn mới, đồng chí Trần Văn Bường nhấn mạnh: Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ lâu dài, vì vậy tổ chức hội phải luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, chương trình, kế hoạch, quy trình thực hiện của cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai kịp thời tới cán bộ, hội viên. Trước mắt, Hội tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và nhân dân tiếp tục xây dựng đường giao thông nông thôn, thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; bám sát cơ sở, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, ý kiến đóng góp của người dân, tích cực tham mưu, đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả với cấp ủy, chính quyền các cấp; tuyên truyền các mô hình tốt, cách làm hay trên diện rộng để nhân dân áp dụng làm theo...
Theo Báo Quảng Bình

More