ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

320 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 64

  • Hôm nay 8518

  • Tổng 10.508.039

LỆ THỦY TÍCH CỰC KHÔI PHỤC RỪNG CAO SU BỊ GÃY ĐỔ.

Font size : A- A A+
 Bão số 10 trực tiếp đi vào đất liền huyện Lệ Thủy đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến các vườn cao su tiểu điền. Ngay sau cơn bão đi qua, các địa phương trong huyện khẩn trương khắc phục hậu quả, trong đó vấn đề tập trung khôi phục lại các rừng cao su đang trong thời kỳ chuẩn bị khai thác.

 Cao su là loại cây chiến lược đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp, cũng là cây góp phần xóa đói, giảm nghèo vì thực tế đã đem lại thu nhập đáng kể cho bà con nông dân trong thời gian qua. Cơn bão số 10 đã làm gãy đổ hoàn toàn 3.000 héc ta cao su của huyện Lệ Thủy, với tổng giá trị thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Toàn bộ diện tích cao su bị hư hại chủ yếu được trồng từ những năm 1998 đến nay. Vườn cây cao su của nhiều gia đình bão giật chỉ sau hơn 2 giờ đã bị gãy đổ hoàn toàn, thiệt hại này không biết khi nào mới khắc phục hết.

          Cao su chủ yếu là cây trồng ở các xã miền núi, nơi những địa phương mà nhân dân ở đó còn khó khăn, thu nhập chủ yếu phát triển kinh tế từ đồi rừng. Các đơn vị thiệt hại lớn về cây cao su là Công ty Một Thành Viên Lệ Ninh, các  xã Văn Thủy, Trường Thủy, Thái Thủy, Phú Thủy... Trước thiệt hại nghiêm trọng này, Đảng ủy, UBND các xã đang tích cực vận động bà con huy động nhân lực và phương tiện nhanh chóng phục hồi diện tích cây cao su bị gãy đổ bằng cách chặt bớt lá, dùng dây thừng kéo lên, chống dựng lại, đắp đất ở gốc để một số cây cao su đổ mà chưa bị gãy sẽ hồi phục.

          Trong thời gian này, các địa phương trên địa bàn huyện Lệ Thủy đang tăng cường lực lượng về từng hộ gia đình để giúp người dân dọn dẹp những vườn cao su bị gãy đỏ. Đồng thời, tiến hành thống kê những con số cụ thể từng hộ gia đình để có phương án hỗ trợ. Khó khăn lớn nhất đối với người dân trồng cao su không chỉ dọn dẹp, khôi phục những rừng cây ngổn ngang, mà  người dân đang điêu đứng vì số tiền đầu tư trồng cây cao phải vay vốn từ các Ngân hàng, nay mất trắng không biết khi nào mới hoàn trả được nợ. Đồng thời, sau cơn bão này, nhân dân đang đứng trước lựa chọn có nên tiếp tục trồng mới lại cây cao su trên vùng đất vừa bị tàn phá hay là trồng một loại cây trồng khác. Bởi khu vực miền Trung năm nào cũng có bão mà cây cao su thì dễ gãy đổ.

HOÀNG GIA – AN PHƯƠNG

ĐÀI TT-TH LỆ THỦY

More