ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

320 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 41

  • Hôm nay 7843

  • Tổng 10.507.364

GẶP NGƯỜI MAY MẮN CHỤP ẢNH CÙNG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Font size : A- A A+
 Vào những ngày đầu tháng 8 năm 2004, thầy giáo Trần Văn Nầy cùng đoàn cán bộ cốt cán xã Lộc Thủy ra Hà Nội mừng đại tướng Võ Nguyễn Giáp tròn 93 tuổi. Được sự đồng ý của Đại tướng và gia đình đoàn đã có chuyến thăm và báo cáo Người về tình hình kinh tế, chính trị, giáo dục ở địa phương. 09 năm đã trôi qua, kể từ lần gặp Đại tướng, thầy giáo Trần Văn Nầy mãi không quên được những phút giây kỳ diệu đó. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại tướng của nhân dân, một nhân cách lớn và là một người con của hai tiếng - quê hương vĩ đại.

 10_10_2013_VNGLT_1.jpg

Thầy giáo Trần Văn Nầy vinh dự được chụp ảnh với cố Đại tướng

 

Sau gần một tháng đăng ký thăm hỏi Đại tướng, đoàn cốt cán xã Lộc Thủy nhận được được thông tin gia đình và Bác hẹn gặp. Mọi người tất cả đều hết sức vui mừng. Đêm trước, trong đoàn thống nhất lại một lần nữa những nội dung sẽ báo cáo Đại tướng và không ai có thể ngủ được. Bởi, mọi người chỉ thấy Đại tướng qua Ti - vi và những bài học trong sách giáo khoa, gặp được Đại tướng là ước nguyện của mọi người giờ đây mới thực hiện được.

Sáng sớm, đoàn cùng nhau chuẩn bị một bó hoa thật đẹp cùng 20kg gạo “ló chét” tái mùa, 01 thúng tép khô từ đồng quê Lệ Thủy ra Hà Nội. Đúng 08 h 30 phút ngày 19 tháng 08 năm 2004, đoàn có mặt tại nhà số 30, phố Hoàng Diệu, Hà Nội.

Vừa đến cổng thì đồng chí thư ký của Đại tướng, đại tá Nguyễn Văn Huyên với các anh cận vệ đã đợi sẵn và bảo: Các anh lên ngay đi. Đại tướng đang chờ ở phòng khách. Mọi người vui mừng, hồi hộp tưởng như nín thở. Tuy ai cũng biết Đại tướng là người gần gũi, thân mật và rất bình dị nhưng được gặp Bác bằng da bằng thịt thì ai cũng có cảm giác bồi hồi, xúc động...

Đại tướng mặc giản dị trong bộ áo đại cán màu trắng, mắt sáng ngời không đeo kính. Bước chân của Bác chậm rãi, chắc chắn, tay giơ lên chào đoàn. Mọi người như vỡ quà sung sướng, khóe mắt ai cũng rưng rưng vì Bác quá vĩ đại. Đồng chí Bí thư Đảng Ủy Lộc Thủy thay mặt đoàn tặng Đại tướng bó hoa thật tươi. Đại tướng nhận và bảo mọi người ngồi xuống ghế phòng khách. Rồi Đại tướng hỏi đoàn:

Bà con mềng (mình) từ mô ra?

Dạ, chúng cháu ở quê ra, thưa Đại tướng! - Đồng chí trưởng đoàn lễ phép trả lời.

Rứa quê mô?

Thưa Bác, quê Lộc Thủy ạ!

Cho đến tận bây giờ, thầy giáo Trần Văn Nầy mới hiểu hết được từ “bà con mềng” và “quê mô” của Đại tướng. Với Người nhân dân, đồng bào ai cũng là bà con cả.

Sau đó, Đại tướng ân cần hỏi đoàn về tình hình chính trị, kinh tế của xã Lộc Thủy, đặc biệt Đại tướng hỏi nhiều về đời sống của nhân dân, rồi việc tăng cường, củng cố và giữ gìn đoàn kết nội bộ Đảng, đoàn kết quân dân, công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng, tình hình phát triển thủ công nghiệp ở địa phương...Mọi người lần lượt báo cáo với Đại tướng về từng vấn đề. Sau khi nghe báo cáo, Đại tướng vui mừng, dặn dò, mọi người muốn làm tốt công việc phải cố gắng tự học vươn lên, không được có tư tưởng ỷ lại, nhờ vả. Quay sang, thầy giáo Trần Văn Nầy, Đại tướng hỏi:

Rứa, tình hình giáo dục ở xã nhà ra răng?

- Kính thưa Bác! Vừa rồi trường THCS Lộc Thủy mới xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đầu tiên trên toàn tỉnh ạ! Thầy giáo Trần Văn Nầy thưa với Đại tướng.

- Rứa là được, nhưng nhớ không làm vì thành tích nghe. Rồi Đại tướng quay sang các đồng chí trong đoàn:

- Các chú nhớ giáo dục có tốt thì kinh tế, xã hội mới phát triển được...

Trò chuyện một hồi lâu, các đồng chí cảnh vệ có ý nhắc nhở đoàn hạn chế về thời gian để bảo đảm sức khỏe cho Đại tướng. Như biết được ý định của anh em cảnh vệ, Bác nói:

- Riêng với bà con mềng, ai có tâm sự chi cứ nói thoải mái, đừng sợ mất thời gian...

Rồi Bác mời đoàn sang nhà Bác và gia đình ở. Tại đây, mọi người được Bác cho phép đi tham quan tất cả. Trong đoàn, ai ai cũng đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Khi thầy giáo Trần Văn Nầy có ý nguyện được chụp ảnh cùng Bác, một anh cảnh vệ có ý ngăn cản để đảm bảo tiến độ của chuyến viếng thăm. Đại tướng nói:

Riêng với Hiệu trưởng, tôi sẽ chụp ảnh riêng.

Nói xong, Bác bảo thợ ảnh chụp riêng với Thầy giáo Trần Văn Nầy( HT - THCS Lộc Thủy) và cô giáo Phạm Thị Diệp ( HT - Tiểu học Lộc Thủy), rồi Bác bảo đồng chí thư ký lấy tặng mỗi người một quyển sách về Điện Biên Phủ tặng cho hai trường, đồng thời Đại tướng không quên ký tặng. Bắt tay, hai Hiệu trưởng, Bác căn dặn:

- Các thầy cô, mang sách này về giới thiệu cho các cháu về lịch sử của dân tộc. Đừng để sách ở phòng truyền thống đến nỗi nó không “cộ” (cũ) được nghe!

Có lẽ, những lời dạy của Đại tướng cho đến nay các thành viên trong đoàn ai cũng không thể nào quên. Bao giờ cũng thế, cái vĩ đại bao giờ cũng bắt nguồn từ những cái gần gũi, bình thường nhất.

Câu chuyện với Đại tướng kéo dài đến 02 tiếng đồng hồ. Cuộc gặp gỡ này theo Đại tá Trần Văn Huyên - thư ký của Bác là dài so với các cuộc gặp khác. Đó cũng là thâm tình Đại tướng dành cho Đảng bộ, chính quyền, nhân dân quê nhà.

 

10_10_2013_VNGLT_2.jpg
Cố đại tướng chụp hình lưu niệm với “bà con mềng”

 

Cuối buổi sáng, đoàn cốt cán xã Lộc Thủy xin phép ra về. Đại tướng bắt tay từng người và ân cần chúc Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân xã Lộc Thủy đoàn kết, phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, nhân dân Lệ Thủy anh hùng, góp phần làm cho hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh; kinh tế - xã hội phát triển; quốc phòng - an ninh đảm bảo vững chắc...

Giờ đây, sau hơn 80 năm cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc, nhân dân, Đại tướng đã về với quê hương Quảng Bình mãi mãi, nơi có dãy Trường Sơn hùng vĩ và Biển Đông xanh ngát mênh mông. Đại tướng về với dòng sông Kiến Giang, với lúa đồng và với hàng cây dâm bụt giản dị, thân quen nơi đầu ngõ. Đại tướng về quê để những người dân nghèo khổ được đến thăm viếng ông không phải đường xa dặm thẳm. Ông về quê còn bởi khúc ruột miền Trung vốn thuận tiện cho con đường Nam - Bắc...

Trong triệu triệu trái tim đồng bào hướng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong những ngày này, tôi nghĩ rằng Đại tướng đã là con người của dân tộc, đất nước. Bác đã tan chảy vào núi sông đất trời làm nên chân dung của một vị tướng bất tử - vị tướng của nhân dân. Và trong muôn vàn giọt nước mắt khóc thương hướng về Đại tướng, tôi thấy có giọt nước mắt thầy giáo Trần Văn Nầy, điện thoại cho tôi đêm Bác mất: “Tình à! Đại tướng về với Bác Hồ rồi...”

Kết thúc bài viết này, tôi xin mượn câu đối của ông Hồ Cơ, một giáo viên ở Hà Nội để dâng lên cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp - chân dung một huyền thoại trong hai thế kỷ này: Văn lo vận nước văn thành võ/Võ thấu lòng dân, võ hóa văn”.

 

Ngô Mậu Tình


More