ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

320 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 50

  • Hôm nay 6517

  • Tổng 10.479.950

Năm 2018, Lệ Thủy phấn đấu giải quyết việc làm cho 4.500- 4.700 lao động

Font size : A- A A+
          Năm 2018, huyện Lệ Thủy kế hoạch tạo việc làm cho 4.500- 4.700 lao động. Phấn đấu tỉ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề đạt 80%.

         Giải quyết việc làm cho người lao động luôn được huyện Lệ Thủy xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Năm 2017, với những giải pháp cụ thể gắn với tình hình thực tế của từng địa phương và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, công tác giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả khả quan. Đã thẩm định hồ sơ đào tạo nghề và ký kết hợp đồng với các đơn vị đào tạo nghề LĐNT năm 2017 cho 05 lớp, số lượng 155 học viên (May công nghiệp 02 lớp, kỷ thuật chế biến món ăn 01 lớp, Kỷ thuật làm chổi đót 01 lớp và 01 lớp điện dân dụng). Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT kiểm tra giám sát đào tạo nghề nông nghiệp cho 6 lớp với số lượng 185 học viên. Đến cuối năm 2017, huyện Lệ Thủy đã giải quyết việc làm cho 4.680 lao động, trong đó số lao động được tạo việc làm mới là 2.150 người. Xuất khẩu 350 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm 2017 đạt 63%, trong đó đào tạo nghề đạt 40,3%.

         Năm 2018, để nâng cao hơn nữa hiệu quả giải quyết việc làm cho người lao động, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, huyện Lệ Thủy tiến hành thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách tạo việc làm mới tại chỗ, xuất khẩu lao động; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại địa phương, xây dựng chương trình việc làm trên cơ sở gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch giải quyết việc làm.

          Huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hoàn thiện chính sách, tiếp tục phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp dạy nghề hướng nghiệp, bồi dưỡng kiến thức cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biển. Huy động nguồn lực, đầu tư ngân sách để mở rộng mạng lưới dạy nghề cũng như quan tâm hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật cho người dân để phát triển kinh tế. Đồng thời chú trọng duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, mô hình mỗi xã một sản phẩm, một mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nhất là các mô hình ứng dụng công nghệ cao; mở rộng các mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển nhằm thu hút nguồn lao động, tạo viêc làm, tăng thu nhập cho người dân...

                                                                Hồng Mến- Đài TT-TH Lệ Thủy

More