ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

320 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 35

  • Hôm nay 7090

  • Tổng 10.465.293

KẾT QUẢ NỔI BẬT CÔNG TÁC CCHC LỆ THỦY GIAI ĐOẠN 2016-2020

Font size : A- A A+

Thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 1319/QĐ-UBND ngày 06/5/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Kế hoạch CCHC tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020, huyện Lệ Thủy đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh CCHC.

Bám sát vào 07 nhiệm vụ cải cách hành chính, huyện Lệ Thủy đã kịp thời cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm là cải cách thể chế, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và chất lượng dịch vụ hành chính công. Công tác chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra CCHC đi vào nền nếp, hằng năm, huyện đã thành lập Đoàn kiểm tra CCHC tại các cơ quan, các xã, thị trấn qua đó kịp thời nắm bắt và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm túc, thường xuyên; công tác đánh giá chỉ số CCHC thực hiện định kỳ cuối năm và gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị, người đứng đầu và công tác bình xét thi đua khen thưởng.

Trên lĩnh vực cải cách thể chế: Công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL tuân thủ quy trình, thủ tục, thẩm quyền Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định; công tác kiểm tra, rà soát, theo dõi, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2014 - 2018 chú trọng ở 02 cấp, đã hệ thống hóa 435 văn bản, với 114 văn bản còn hiệu lực góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn của địa phương.

Cải cách thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến rõ nét, nhất là việc công bố, công khai, kiểm soát thủ tục hành chính được chú trọng, từng bước cắt giảm thủ tục không cần thiết, không phù hợp gắn với việc cam kết rút ngắn tối thiểu 10% thời gian giải quyết. Hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông phát huy tốt hiệu quả với hơn 350.000 TTHC được giải quyết ở cấp huyện và cấp xã, cơ bản các TTHC đều được tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa và thực hiện liên thông giải quyết TTHC ở lĩnh vực đất đai, hộ tịch, một số lĩnh vực đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng thực hiện ở mức độ 3, 4… Nhờ đó, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh kích thích đầu tư phát triển sản xuất. Đến nay, toàn huyện có 348 doanh nghiệp; 89 hợp tác xã, 188 tổ hợp tác, 144 trang trại, 10.000 hộ kinh doanh cá thể đã góp phần tạo động lực phát triển kinh tế.

Bộ máy hành chính được kiện toàn theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương; từng bước sắp xếp tinh gọn theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa XII, theo đó, địa phương tập trung, rà soát các nhiệm vụ còn chồng chéo, trùng lắp để ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện đảm bảo đồng bộ, phân công, phân cấp rõ cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; tiến hành hợp nhất xã Ngư Thủy Trung với xã Ngư Thủy Nam thành xã Ngư Thủy, hợp nhất xã Văn Thủy với xã Trường Thủy thành xã Trường Thủy theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ ngày 01/2/2020. Ở lĩnh vực sự nghiệp công, đã hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn giảm 08 đơn vị sự nghiệp theo Đề án 981 của UBND tỉnh như: Thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập để thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Ban quản lý dự án xây dựng và Phát triển quỹ đất, Trường TH Tân Thủy, Trường TH&THCS Ngư Thủy Trung, Trường TH&THCS Cam Thủy và kiện toàn Ban quản lý CCTCC huyện, chuyển Trung tâm TVTKXD huyện thành Công ty Cổ phần.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được bố trí, sắp xếp đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chức danh, vị trí việc làm gắn với việc tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, đã tinh giản 229 biên chế theo đúng lộ trình của tỉnh. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được quan tâm đúng mức, đã tổ chức 10 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và cử hơn 1.500 lượt cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, có 70 cán bộ, công chức, viên chức có trình độ thạc sĩ, 100% công chức cấp huyện có trình độ Đại học trở lên; 96% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn trình độ trở lên; hoàn thiện và bố trí viên chức các đơn vị sự nghiệp theo Đề án ví trí việc làm thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng, tuyển dụng; định kỳ thực hiện chuyển đổi vị trí công tác, tăng cường kỹ luật, kỹ cương hành chính, đạo đức công vụ, văn hóa ứng xử tại công sở; đổi mới công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức thực chất, khách quan làm cơ sở cho việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.

Cải cách tài chính công được đổi mới đảm bảo công khai, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm ngân sách; thực hiện nghiêm túc cơ chế giao khoán, tự chủ kinh phí tại cơ quan hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ và đẩy mạnh cơ chế tự chủ tại đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Hiện đại hóa hành chính được tăng cường, cơ sở vật chất, trụ sở các cơ quan hành chính, nhất là cấp xã được đầu tư xây dựng khang trang, kiên cố; công nghệ thông tin ứng dụng mạnh mẽ thông qua sử dụng website, kết nối mạng dùng chung của tỉnh, phần mềm quản lý văn bản, số hóa văn bản đã thuận lợi cho việc chỉ đạo, điều hành chính quyền cũng như việc tiếp cận, tra cứu của người dân và tổ chức; hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn được duy trì, cải tiến theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn.

Từ những chuyển biến CCHC đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của huyện trong những năm qua với những kết quả đáng ghi nhận, đó là:

Tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng bình quân trên 11% qua các năm, thu ngân sách năm 2020 đạt khoảng 250 tỷ đồng (KH Đại hội trên 200 tỷ đồng); sản xuất nông nghiệptheo chuỗi giá trị với 12 mô hình phát huy hiệu quả, 10 sản phẩm OCOP được công nhận như: Gạo sạch, nấm, mật ong, khoai deo, tinh dầu tràm, cá lóc, ớt và nhãn hiệu nông sản: Tinh bột nghệ, nén, mướp đắng, cam mật, gà đồi, tinh dầu (sả, tràm); 15 sản phẩm đăng ký nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc; cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc gắn với việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nông thôn mới, đã có 19/24 xã đạt chuẩn nông thôn, phấn đấu hết nhiệm kỳ có 20/24 xã chuẩn Nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 83%  (chỉ tiêu Đại hội là 75%). Văn hóa, xã hội có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện hiện còn 4,39%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 47 triệu đồng (tăng hơn 21 triệu đồng so với năm 2015), an sinh xã hội đảm bảo, giáo dục đạt kết quả khá toàn diện; việc chăm lo bảo tồn, các giá trị di sản được phát huy, Hò khoan Lệ Thủy, Lễ hội 02/9 đã được Nhà nước công nhận di sản văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa tiêu biểu, nổi bật của Lệ Thủy. Công tác an ninh, quốc phòng được giữ vững, an ninh nông thôn tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được chú trọng, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước phát huy, khối đoàn kết toàn dân củng cố, sự đồng thuận tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền trong nhân dân ngày càng nâng cao. Với những thành tích đó, huyện Lệ Thủy được công nhận Đô thị loại IV, vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhì.

Bên cạnh những kết quả được, công tác CCHC còn gặp một số khó khăn, đó là: Một số quy định của nhà nước còn thay đổi, sửa đổi, bổ sung nên khi thực hiện còn gặp một số khó khăn nhất định, vẫn còn hồ sơ giải quyết quá hạn; việc đổi mới lề lối, phương pháp, tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức còn chậm, vẫn còn biểu hiện sách nhiễu, gây khó khăn; nguồn lực cho công tác CCHC chưa tương xứng, nhất là Bộ phận một cửa; hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao, nhất là dịch vụ công trực tuyến; công tác chỉ đạo, điều hành CCHC chưa đồng đều và thiếu thường xuyên.

          Từ những kết quả đó, trong thời gian tới CCHC huyện Lệ Thủy tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách TTHC tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, phát triển; tiếp tục rà soát, sắp xếp các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp gắn với tinh giản biên chế nhằm tinh gọn bộ máy, bố trí công việc theo cơ cấu, chức danh, vị trí việc làm; xiết chặt kỹ luật, kỹ cương hành chính, văn hóa công sở, đạo đức công vụ; quan tâm đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến góp phần xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại, vì nhân dân phục vụ./.

Nguyễn Xuân Dũng - Phòng Nội vụ

 

More