ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

316 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 1

  • Hôm nay 58

  • Tổng 10.213.663

Một số giải pháp Cũng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng công tác hòa giải cơ sở ở huyện Lệ Thủy theo QĐ số 3729/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Thực trạng công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy

Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành đã đánh dấu một bước phát triển mới quan trọng trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khi mà các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong đời sống của cộng đồng dân cư ngày càng tăng về số lượng và đa dạng, phức tạp về nội dung mâu thuẫn, tranh chấp.

- Việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lý toàn diện, đầy đủ và vững chắc cho hoạt động hòa giải ở cơ sở đi vào nề nếp, thống nhất và hiệu quả, qua đó khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở trong đời sống xã hội. Tính đến hết tháng 12/2021, trên địa bàn huyện Lệ Thủy có 216 tổ hòa giải được thành lập tại thôn, bản, tổ dân phố với 1328 hòa giải viên. Trong đó trình độ Đại học là 47 người chiếm 3,5%; Trung cấp 74 người chiếm 5,5%; Sơ cấp 14 người chiếm 1,1% (có trình độ chuyên môn Luật 21 người chiếm 1,58%). Số hòa giải viên nữ là 292 (chiếm 21,98%); số hòa giải viên là người dân tộc thiểu số là 90 người (chiếm 6,7%). Đa phần các tổ hòa giải đều bảo đảm đúng, đủ thành phần, cơ cấu theo quy định. Số vụ việc hòa giải thành tính từ năm 2016 đến hết năm 2021 là 804/969 vụ việc hòa giải, đạt tỷ lệ 82,7%, tỷ lệ hòa giải thành đều được tăng dần theo từng năm.

Hình ảnh về công tác hòa giải ở cở năm 2021

- Luật hòa giải ở cơ sở ban hành đã góp phần quy tụ được lực lượng nòng cốt, có uy tín, kinh nghiệm trong cộng đồng dân cư, bảo đảm hoạt động hòa giải đạt hiệu quả cao; đồng thời, tạo nên sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, đoàn thể của nhân dân trong công tác hòa giải ở cơ sở. Các hòa giải viên sau khi được bầu, công nhận đã có ý thức tích cực nghiên cứu, tìm hiểu quy định pháp luật, kỹ năng hòa giải để thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở ngày một tốt hơn, tỷ lệ hòa giải thành cao hơn. Những tấm gương điển hình xuất sắc, những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng nhiều, góp phần đề cao giá trị nhân văn, ý nghĩa cao đẹp của công tác hòa giải ở cơ sở.

- Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể về vai trò, vị trí của công tác hòa giải ở cơ sở đã được nâng lên, đặc biệt là sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan tư pháp địa phương, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sự nhiệt tình, sáng tạo của các hòa giải viên nên phần lớn các tổ hòa giải trên địa bàn đều hoạt động có hiệu quả.

- Một số địa phương đã quan tâm, bố trí nguồn kinh phí nhất định phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hòa giải ở cơ sở nên đã khích lệ, động viên các hòa giải viên thực hiện hòa giải, phát huy tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng.

- Hàng năm, đội ngũ cán bộ, công chức được giao tham mưu, quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở huyện đến xã đều được rà soát, củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực đã tạo điều kiện cho hoạt động quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở đi vào nề nếp.

- Nhiều địa phương đã có những sáng kiến, mô hình hay, cách làm hiệu quả, phương pháp, cách thức hòa giải kết hợp với tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các bên tranh chấp; Chủ động mời, phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân cư, trong dòng họ... tham gia công tác hòa giải ở cơ sở.                                          

Một số tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả và ưu điểm đạt được nêu trên, công tác hòa giải ở cơ sở vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và tồn tại. Cụ thể như sau:

- Vẫn còn một số địa phương chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở đối với đời sống xã hội nên thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư kinh phí, nguồn lực cho công tác hòa giải ở cơ sở, chưa phát huy hết trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương.

- Lực lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, thị trấn còn mỏng lại kiêm nhiệm nhiều công việc, nên chưa dành nhiều thời gian cho công tác hòa giải cơ nhất là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự chỉ đạo của cấp trên, do đó, việc tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, tập huấn pháp luật, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên chưa chủ động, kịp thời, hiệu quả còn thấp....

- Việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và phổ biến kinh nghiệm thực tiễn, đào tạo kỹ năng hòa giải, cung cấp tài liệu pháp luật, tài liệu nghiệp vụ cho hòa giải viên ở một số địa phương chưa được thực hiện thường xuyên và kịp thời. Bên cạnh đó, nội dung tập huấn vẫn chưa chú trọng bồi dưỡng, trao đổi về kỹ năng hòa giải, phương pháp tập huấn, bồi dưỡng chậm được đổi mới, chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp truyền thống (báo cáo viên thuyết trình, đối tượng được tập huấn tiếp thu) nên hiệu quả vẫn chưa cao.

- Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở chưa được thực hiện một cách thường xuyên và thiếu sự chủ động. Một số địa phương, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò nòng cốt của mình trong công tác hòa giải. Đặc biệt, trong việc bầu, công nhận hòa giải viên, sự phối hợp giữa cơ quan Tư pháp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở một số nơi chưa được thể hiện rõ nét, dẫn đến lúng túng hoặc thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục bầu, công nhận hòa giải viên.

- Nhiều mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở chưa được phát hiện hoặc được phát hiện nhưng chưa được hòa giải, hòa giải không kịp thời, hòa giải không thành.

- Chưa huy động được đông đảo luật sư, luật gia trong hòa giải ở cơ sở; chưa gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động hòa giải ở cơ sở với hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, luật sư, phổ biến giáo dục pháp luật. Trình độ học vấn, kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải của đa số hòa giải viên còn thấp (trong số 1328 hòa giải viên chỉ có 21 người có trình độ chuyên môn Luật, chiếm tỷ lệ 1,58%). 

- Thực hiện nhiệm vụ được giao trong  Luật.  Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp đã phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT/BTC-BTP ngày 30/7/2014 Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 25/9/2015 của UBND tỉnh về quy định nội dung chi, mức chi... cho công tác hòa giải cơ sở.... Tuy nhiên, sau gần 10  năm triển khai, quy định về ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách không thực hiện được bởi căn cứ quy định về phân cấp thực hiện ngân sách tại Luật ngân sách nhà nước. Do đó, đã ảnh hưởng ít nhiều trong việc thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn huyện.

Nguyên nhân

Những hạn chế, tồn tại trên đây xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở một số nơi và một bộ phận hòa giải viên nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở; chưa thường xuyên rà soát, có giải pháp củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên. Bên cạnh đó, ở một số nơi, nhận thức của người dân về vị trí, vai trò của hòa giải ở cơ sở chưa cao nên người dân chưa chủ động, tích cực giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật phát sinh tại cơ sở bằng biện pháp hòa giải ở cơ sở.

- Đầu tư, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất không đáng kể, không đồng đều, thiếu thống nhất; chưa huy động được nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp, hỗ trợ cho hòa giải ở cơ sở.

- Đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở số lượng ít (ở Phòng Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ có 01 công chức kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, gắn với triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật), phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, lại chưa được chuẩn hóa. Năng lực của một bộ phận công chức nhất là ở cơ sở còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở và từ đó ảnh hưởng tới chất lượng tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

- Ở một số xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn, do địa bàn rộng, đi lại khó khăn, dân cư phân bố rải rác, khí hậu khắc nghiệt, trong khi số lượng tổ hòa giải không nhiều, lực lượng hòa giải viên lại mỏng dẫn đến hoạt động của các tổ hòa giải gặp nhiều khó khăn. Nhiều nơi điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, còn tồn tại các hủ tục lạc hậu, nên việc thuyết phục người dân giải quyết tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật còn gặp khó khăn.

 Một số giãi pháp thực hiện Đề án giai đoạn 2021 - 2025

- Hoạt động hòa giải ở cơ sở đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị ở cơ sở: Cấp ủy Đảng, Chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh..., qua đó xây dựng được một cộng đồng dân cư mà vai trò tự quản của người dân được tăng cường.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.”. Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật hòa giải ở cơ sở quy định “Tại Điều 3 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP cũng đã hướng dẫn cụ thể như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở được Nhà nước cung cấp thông tin miễn phí về chính sách, pháp luật liên quan; được khen thưởng khi có đóng góp, hỗ trợ tích cực cho công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm d Khoản 2, Điểm d Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
         - Thực hiện tốt công tác phối hợp với UBMTTQ Viêt Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết số 01/2014/NQLT-CP-UBMTTQVN  ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ và UBMTTQ Việt Nam trong việc triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch trên địa bàn huyện.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã và các tổ chức đoàn thể để chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 3729/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2025”, nhằm phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của Tổ hoà giải ở cơ sở, đảm bảo việc thực hiện Đề án trên địa bàn có hiệu quả;

Phấn đấu Giai đoạn  2021 – 2025, 100% hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn huyện được tham gia tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở theo; phấn đấu ít nhất 70% Tổ trưởng Tổ hòa giải được tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ hòa giải (Theo Kế hoạch của UBND tỉnh và của UBND huyện).

Tổ chức 03 lớp tập huấn cho 310 hòa giải viên cơ sở về nghiệp vụ hòa giải (theo đề án đến năm 2025 phải đạt 100% với hơn 1328 hòa giải viên cơ sở);

Hình ảnh về hội nghị phổ biến nghiệp vụ HGCS năm 2021

- Huy động các nguồn lực xã hội hóa từ bên ngoài hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở, sớm tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí phục vụ cho công tác hoà giải, hoạt động của tổ hòa giải và hòa giải viên trên địa bàn.

- Khuyến khích, huy động được các luật sư, luật gia, người đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn tham gia làm hòa giải viên tại địa bàn sinh sống hoặc hỗ trợ, giúp đỡ hòa giải viên thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở. Theo số liệu thống kê năm 2021, số hòa giải viên có trình độ chuyên môn Luật là 21/1.328 người (bằng 1,58%).

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2021-2025” là một trong những giải pháp để thực hiện tốt công tác hòa giải cơ sở trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng.

Lê Thanh Nghị

PHÒNG TƯ PHÁP HUYỆN LỆ THỦY

 

Các tin khác